Da dầu là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở người trẻ tuổi, tuổi dậy thì. Với biểu hiện da mặt dầu bóng loãng, lỗ chân lông to, dễ nổi mụn và khó trang điểm. Cùng Mua Xinh tìm hiểu chi tiết Da dầu là gì? Da bạn có phải da dầu hay không? Cách chăm sóc như thế nào? trong bài viết sau.
Da dầu là gì?
Da dầu (còn gọi là Da nhờn) là một tình trạng da phổ biến, xảy ra do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tạo bã nhờn dư thừa, làm bóng bề mặt.
Người da dầu thường có biểu hiện mặt nhờn bóng, lỗ chân lông to, da dày xỉn màu do máu lưu thông kém.
Đặc biệt, da dầu cũng dễ nổi mụn hơn loại da khác. Bởi lượng bã nhờn nhiều gây bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn đầu đen, mụn cám.

Nghe thì khá đáng sợ. Nhưng sở hữu làn da dầu cũng có một số lợi điểm như: chịu nắng tốt, nếp nhăn mờ và không dễ lão hoá.
Ưu điểm
- Chống nắng tốt.
- Vết nhăn mờ.
- Không dễ lão hoá.
- Không bị dị ứng, kích thích với môi trường.
Nhược điểm
- Da bóng nhờn
- Da dày, xỉn màu
- Mụn đầu đen, mụn cám
- Dễ bị thâm mụn
- Khó trang điển
- Lỗ chân lông to
- Dễ bị ô nhiễm
- Dễ nhiễm khuẩn
- Lỗ chân lông dễ bị bít tắc
Phân loại
Người ta phân da dầu thành 2 loại:
- Da dầu do tuyến bã nhờn phì đại (di truyền, nội tiết)
- Da tiết nhiều dầu do thiếu nước (do chăm sóc sai cách)
Yếu tố ảnh hưởng đến da dầu
Có nhiều nguyên nhân khiến da tăng tiết dầu nhờn, phổ biến nhất là:
- Di truyền: Da dầu thường do di truyền. Nếu da bố hoặc mẹ bạn dầu, thì khả năng bạn được thừa hưởng tuyến bã nhờn này là rất cao.
- Tuổi tác: Da tăng tiết dầu thường gặp ở tuổi dậy thì, tuổi trẻ. Càng lớn tuổi tình trạng này càng ít, da khô hơn. Nhờn sẽ giảm dần sau tuổi 30.
- Nội tiết tố: Hormone Androgen, Estrogen có tác dụng kiểm soát tuyến bã nhờn. Nồng độ hormone cao hoặc rối loạn sẽ tiết nhiều dầu hơn. Thường gặp ở người dậy thì, mang thai, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh hay Stress.
- Yếu tố môi trường: Khí hậu nóng ẩm là trầm trọng hơn tình trạng tiết dầu, khiến da nhờn hơn. Điều dễ thấy nhất là vào mùa hè, hay các nước khu vực Châu Á da sẽ bóng và nhờn hơn.
- Lỗ chân lông giãn nở: Tuyến bã nhờn nằm dưới lỗ chân lông. Nếu lỗ chân lông giãn nở lớn có thể tiết nhiều dầu.
- Do mỹ phẩm không phù hợp: Chọn sao loại mỹ phẩm cho da dầu, gây kích ứng da, làm da mất nước và tiết nhiều dầu hơn. Các loại mỹ phẩm có kết cấu kem dày, làm da bít tắc, khiến lớp dầu không thoát ra được, gây giãn nở lỗ chân lông.
- Do chăm sóc quá đà: Lạm dụng sữa rửa mặt, tẩy da chết sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da. Kích thích tuyến bã nhờn tăng sinh dầu để bổ sung lượng ẩm đã mất.
- Bỏ qua bước dưỡng ẩm: Làn da cần dưỡng ẩm để giảm mất nước ngay cả khi da nhờn bóng. Rửa mặt thường xuyên hay dùng kem trị mụn chứa Axit Salicylic, Benzoyl Peroxide, Retinols sẽ khiến da bị khô. Cho nên, thay vì bỏ qua dưỡng ẩm, bạn có thể lựa chọn loại kem dưỡng ẩm cho da nhờn có kết cấu mỏng, không dầu để sử dụng.
Loại thức ăn gây ra da dầu
Thực phẩm bạn ăn mỗi ngày cũng ảnh hưởng đến làn da. Với da dầu có thể kể đến như:
- Nhóm thực phẩm gốc sữa
- Dầu thực vật không lành mạnh.
- Thực vật có hàm lượng đường cao.
- Thực vật nhiều dầu mỡ (bám vào tay sau đó sờ tay lên mặt).
Dấu hiệu nhận biết da dầu?
Có một vài dấu hiệu nhận biết bạn có thuộc loại da dầu hay không. Đó là:
- Da mặt lúc nào cũng bóng loãng, do lượng dầu thừa gây nên.
- Lỗ chân lông to do hiện rõ ở vùng chữ T, đặc biệt là mũi.
- Dễ nổi mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn cám. Trường hợp mụn nhẹ thường xuất hiện ở mặt, cổ, vai, lưng và ngực.
- Nghiêm trọng hơn là các nốt mụn không nhân (vết sưng đỏ, đầu trắng hoặc đầu đen) và mụn mủ.
- Da dày, tái nhợt: lưu thông máu không rõ rệt.
- Da luôn cảm giác nhờn rít bí bách, không có cảm giác khô, căng cứng hay bong tróc.
- Để lại vết dầu trên khi nghe điện thoại, hay chạm mặt vào một vật gì đó
- Lớp trang bị hay bị trôi hoặc loang lổ không đều


Nếu khuôn mặt của bạn của bạn có cảm giác bóng và bị nhờn vào cuối ngày hoặc khó trang điểm, lớp trang điểm bị trôi thì rất có thể bạn đang sở hữu làn da dầu.
Trường hợp vùng chữ T của bạn là da dầu, nhưng phần còn lại (má và cằm) là bình thường hoặc khô thì bạn sẽ thuộc loại da hỗn hợp.
Xem thêm: Cách nhận biết các loại da: Da dầu, da thường, da khô và da hỗn hợp
Khắc phục và điều trị da dầu
Da dầu không thể điều trị dứt điểm, nhưng ta sẽ kiểm soát được nó, bằng cách:
- Rửa mặt vào mỗi buổi sáng, tối và sau khi tập thể dục: Để chăm sóc da nhờn, bạn cần làm sạch dầu thừa. Thực hiện bằng cách rửa mặt 2 lần vào sáng và tối hoặc sau khi tập thể dục.
- Sử dụng sữa rửa mặt tạo bọt nhẹ nhàng: Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, gây kích ứng da và kích thích sản sinh dầu. Bạn có thể dùng các loại sữa rửa mặt tạo bọt nhẹ có dạng gel, kem. Giúp làm sạch nhẹ nhàng mà không cần chà sát mạnh. Tham khảo: Top 10 loại sữa rửa mặt cho da dầu tốt.
- Tẩy da chết ít nhất 1 tuần 1 lần: Tẩy da chết là bước quan trọng trong chăm sóc da dầu. Sử dụng các loại gel tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, có thành phần Alpha Hydroxyde Acid (AHA), beta hydroxy Acid (BHA), Enzym thích hợp.
- NÊN chọn sản phẩm chăm sóc da dán nhãn (Oil-free) và (Non-comodogenic): Các sản phẩm có dán nhãn này gồm sữa rủa mặt, kem dưỡng ẩm, kem trang điểm sẽ không làm tắc lỗ chân lông hoặc không gây mụn.
- KHÔNG dùng chất tẩy rửa gốc dầu hoặc cồn: Tránh bị kích ứng da.
- NÊN thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày: Da dầu cũng cần kem dưỡng ẩm để giữ nước. Chọn các loại kem kết cấu nhẹ không gây mụn để không làm tắc lỗ chân lông. Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần chống nắng phổ rộng, SPF>30 vào buổi sáng.
- Bôi kem chống nắng khi da ngoài trời: Kem chống nắng giúp ngăn hình thành nếp nhăn, đồi mồi và bảo vệ da khỏi ung thư. Để không bị lên mụn, bạn có thể chọn loại kem chống nắng dành riêng cho da dầu, có chứa Zinc Oxide và Titanium Dioxide. Không dùng sản phẩm có hương liệu hoặc dầu.
- Thấm dầu khi cần thiết: Bạn có thể sử dụng giấy thấm dầu để lau dầu thừa mỗi khi cảm thấy da bí bách khó chịu. Cách này giúp kiểm soát độ bóng, mà không làm khô da. Thực hiện, chỉ cần đưa giấy sát mặt thấm đều đểu dầu ngấm vào giấy, không dùng giấy chà xát lên mặt.
- Tẩy trang trước khi ngủ: Không để lớp trang điểm trên mặt khi ngủ. Sử dụng các loại nước tẩy trang Micellar với lớp trang điểm gốc nước. Hoặc dầu tẩy trang với lớp trang điểm lâu trôi. Xem thêm Top 11 loại nước tẩy trang tốt cho da nhờn.
Quy trình chăm sóc da dầu từng bước
Dưới đây là quy trình chăm sóc cho da dầu, nên thực hiện hàng ngày để đảm bảo làn da dầu dễ bị mụn được kiểm soát:
Bước 1: Làm sạch
Bước đầu trong quy trình chăm sóc da dầu nhờn là rửa mặt. Điều này đảm bảo không có bất kỳ bụi bẩn nào làm tắc lỗ chân lông, cũng như các sản phẩm còn bám vào da từ đêm hôm trước.
Chọn loại sữa rửa mặt tạo bọt tốt cho da nhờn như CERAVE Foaming Facial Cleanser for Normal to Oily Skin, Neutrogena Oil-Free Acne Wash.
Sau đó dùng Massage thành bọt trên mặt và cổ rồi nhẹ nhành rửa sạch lại bằng nước lạnh.
Bước 2: Se khít lỗ chân lông bằng Toner
Sau khi rửa mặt, bạn có thể dùng Toner (nước hoa hồng) để giúp lỗ chân lông nhỏ hơn, loại bỏ một ít bụi bẩn và cặn trang điểm. Nên chọn loại toner chiết xuất tự nhiên, không cồn để tránh làm da bị khô bạn nhé.
Bước 3: Sử dụng huyết thanh
Với làn da dầu kèm theo mụn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc, serum trị mụn có chứa Benzoyl Peroxide, để kiềm chế sự tiết dầu và ngừa mụn.
Vào ban đêm thì sử dụng Serum Retionl để lỗ chân lông thông thoáng không bít tắc.
Bước 4: Kết thúc bằng kem dưỡng ẩm
Cuối cùng hãy nhớ dùng kem dưỡng ẩm. Bạn có thể tham khảo loại kem dưỡng ẩm tốt cho da dầu như Neutrogena Hydro Boost Water Gel, The Ordinary Natural Moisturising Factors + HA
- Dùng ban đêm CeraVe PM Facial Moisturizing Lotion
- Ban ngày Cetaphil Pro Oil Absorbing Moisturizer.
Lưu ý khi chọn sản phẩm chăm sóc da dầu
Thành phần cần tránh
Tránh các sản phẩm gây bít tắc da nhờn như:
- Bơ ca cao,
- Dầu dừa
- Silicon
- Sáp dầu khoáng
- Cồn (gây kích ứng da)
Thành phần khuyên dùng
Tìm danh sách các sản phẩm chứa những thành phần có khả năng kiềm dầu, được thử nghiệm lâm sàng như:
- Trà xanh
- Niacinamide (một dạng Vitamin B3)
- L-carnitine (một dạng axit amin)
- Licochalcone A có chiết xuất từ rễ cam thảo có tác dụng chống lại mụn trứng cá và kiểm soát nhờn.
- Ngoài ra, mặt nạ đất sét để cũng giúp kiểm soát dàu thừa
Tổng kết
Da dầu là loại da nhờn bóng, lỗ chân lông to. Nó không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng làm bạn mất tự tin bởi khuôn mặt bóng loãng và dễ nổi mụn. Việc chăm sóc da dầu cần xác định được nguyên nhân, từ đó đưa ra các liệu trình cụ thể.
Trên đây là bài viết của Mua Xinh giải thích chi tiết về da dầu là gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và cách Chăm sóc. Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Nguồn tham khảo
Các bài viết trên Mua Xinh được tham khảo từ nguồn tạp chí khoa học, các tổ chức uy tín, cơ quan nghiên cứu và hiệp hội y tế. Đọc chính sách biên tập của chúng tôi để tìm hiểu thêm.HOW TO CONTROL OILY SKIN – AAD Truy cập 19/08/2022 https://www.aad.org/public/everyday-care/skin-care-basics/dry/oily-skin
Remedies for Oily Skin – WEBMD – Truy cập 19/08/2022 https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/remedies-oily-skin
Nguyên nhân da dầu là gì? – Vinmec – Truy cập 19/08/2022 https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-dep/nguyen-nhan-cua-da-dau-la-gi/
Top six home treatments for oily skin – Medicalnewstoday Truy cập 19/08/2022 https://www.medicalnewstoday.com/articles/321090
Leave a Reply